Thứ Hai, 26 tháng 8, 2013

Những điều cần biết khi nhiễm virus viêm gan b mãn tính

Những điều cần biết khi nhiễm virus viêm gan b mãn tính

Xét nghiệm HbsAg tìm sự tồn tại của virus viêm gan B trong cơ thể là một xét nghiệm đơn giản và có thể thực hiện được ở các cơ sở y tế cấp thấp. Viêm gan virus B lại là một bệnh rất phổ biến nên rất có khả năng khi bạn đi khám sức khỏe để làm hồ sơ nhập học, xin việc hoặc khám sức khỏe định kì sẽ phát hiện ra mình bị nhiễm virus viêm gan B mãn tính. Khi đó bạn cần phải làm gì ?

Đầu tiên, bạn cần phải hiểu, virus viêm gan B là gì:

Xét nghiêm HbsAg dương tính chỉ chứng tỏ trong cơ thể bạn có chứa virus viêm gan B, bạn cần phải làm thêm các xét nghiệm khác để xác định tình trạng của mình là nhiễm trùng cấp tính hay viêm gan virus B đã chuyển sang mạn tính. 2 giai đoạn này có sự khác biệt rất lớn:

- Tình trạng nhiễm trùng cấp tính: bạn mới phơi nhiễm với virus viêm gan B (bị nhiễm virus viêm gan B dưới 6 tháng). Trong tình trạng này, 90% người trưởng thành sẽ tự khỏi, cơ thể sẽ đào thải virus và hình thành kháng thể chống virus, chỉ có 10% người bệnh chuyển biến thành viêm gan virus B mạn tính. Ngược lại với trẻ em sơ sinh 90% sẽ chuyển thành mạn tính.

- Tình trạng virus viêm gan B mãn tính lại chia thành nhiều thể:

+ Thể người lành mang mầm bệnh: Đây là thể nhẹ nhất, xét nghiệm thấy có sự hiện diện của vi rút trong cơ thể, nhưng không có bất cứ tổn thương nào. Tuy nhiên đây lại là thể khó điều trị nhất.

+ Thể viêm gan B mãn tính không hoạt động: Bệnh nhân đã có tiền sử viêm gan B do vi rút tấn công tế bào gan, sau đó vi rút ngừng phát triển. Tiềm ẩn thường chỉ có những triệu chứng không rõ rệt như mệt mỏi, ăn uống chậm tiêu, táo bón…

+ Thể viêm gan B mãn tính hoạt động: thì các triệu chứng viêm gan b rõ rệt hơn: người bệnh suy nhược, rất yếu, chán ăn, no hơi, đầy bụng, vàng da, vàng mắt… thường bị dị ứng, nổi mề đay, ngứa, và thỉnh thoảng lại có đợt sốt tự nhiên.

Muốn xác định chính xác nhiễm tình trạng bệnh, mức độ trầm trọng của bệnh bạn cần phải thực hiện các xét nghiệm tại các cơ sở y tế chuyên khoa:



Nên xét nghiệm máu định kỳ 3 tháng/1 lần để kiểm soát tốt tình trạng bệnh

Các xét nghiệm quan trọng để chẩn đoán bệnh viêm gan B mãn tính

Mặc dù tình trạng bệnh của bạn là gì, bạn nên vận động người thân đi xét nghiệm virus viêm gan B và tiêm phòng nếu chưa mắc bệnh (chưa có kháng thể anti-Hbs).

Virus viêm gan B mãn tính là một bệnh rất khó chữa khỏi, trên thế giới chưa có thuốc nào được công nhận có khả năng chữa khỏi hoàn toàn virus viêm gan B cao hơn 15%. Để chữa khỏi hoàn toàn viêm gan B mạn tính bạn cần phải sử dụng thuốc tốt, đắt tiền trong thời gian dài và còn phụ thuộc vào may mắn. Vì vậy, tiêu chí thực tế khi điều trị viêm gan virus B mạn tính không phải là chữa khỏi bệnh hoàn toàn mà là kiểm soát tốt bệnh tình, điều trị kịp thời những đợt hoạt động bộc phát của virus. Nên nhớ, chỉ có khoảng 30% bệnh nhân viêm gan B mạn tính chuyển biến thành các bệnh nguy hiểm như xơ gan và ung thư gan, 70% số người còn lại sẽ chết vì những nguyên nhân khác chứ không phải virus viêm gan. Tỷ lệ này có sự khác nhau giữa 2 giới, chỉ có khoảng 15% nữ giới bị biến chứng của viêm gan mạn tính, trong khi đó ở nam giới là khoảng 45%, nguyên nhân là do lối sống khác nhau.

Vậy bạn cần phải chú ý những gì để kiểm soát tình trạng bệnh cho tốt

1. Chế độ ăn khi chữa bệnh viêm gan b mãn tính:
Chế độ ăn bình thường là thích hợp với hầu hết trường hợp viêm gan siêu vi B. Điều này có nghĩa là bạn không cần phải kiêng món ăn gì cả. Tuy nhiên, bạn nên hạn chế uống rượu. Người nghiện rượu mắc bệnh viêm gan B thường có tỷ lệ mắc xơ gan cao hơn nhiều so với người bình thường. Khi có xơ gan, Bác sỹ thường khuyên bạn nên giảm muối trong chế độ ăn.

2. Lối sống:
Bạn nên có một lối sống khỏe mạnh, tập luyện thể thao thường xuyên, ăn uống đầy đủ, nâng cao khả năng miễn dịch của cơ thể. Một hệ miễn dịch khỏe mạnh sẽ giúp bạn hạn chế được sự phát triển của virus.

Một vấn đề nữa là bạn cần điều chỉnh lối sống để tránh lây nhiễm bênh cho người xung quanh, ví dụ nên sử dụng các đồ dùng cá nhân, không dùng chung bấm móng tay, dao cạo với người khác, nếu bị đứt tay, bạn hãy lau sạch máu bằng thuốc sát trùng, nên sử dụng biện pháp bảo vệ khi quan hệ tình dục.

3. Chú ý khi dùng thuốc chữa viêm gan b:
Khi mắc các bệnh, bạn không nên tùy tiện sử dụng thuốc, nên đặc biệt chú ý tới ảnh hưởng của thuốc trên gan. Tốt nhất cần phải có sự tư vấn của bác sĩ trong mọi trường hợp.

4. Thường xuyên xét nghiệm máu:
Đây là biện pháp tốt nhất giúp bạn đánh giá được tình trạng bệnh của mình, phát hiện kịp thời đợt hoạt động của virus để có biện pháp điều trị hợp lý. Bạn nên đi xét nghiệm 3 tháng/ 1 lần hoặc khi có những dấu hiệu bất thường.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét