Thứ Sáu, 9 tháng 8, 2013

FDA chấp thuận 2 cách thức chính chữa bệnh viêm gan B:

FDA chấp thuận 2 cách thức chính chữa bệnh viêm gan B:


1. Thuốc dieu tri benh viem gan b chích Interferon:

Đây là loại thuốc đã được ứng dụng lâu năm nhất, và cho tới nay vẫn là thuốc có hiệu quả nhất trong việc chữa trị bệnh viêm gan B. Thuốc nầy có tên là Interferon. Trong lúc chữa trị, bệnh nhân tự chích lấy. Mỗi ngày một lần, chích trước khi đi ngủ. Chích khoảng 4 tháng. Hơn 40% bệnh nhân viêm gan B sẽ thuyên giảm hoặc hết bệnh hoàn toàn bằng phương thức chữa bệnh nầy.

Interferon là gì?

Đây là một chất hoá học bào chế từ cơ thể chúng ta trong những trường hợp cảm cúm, nhiễm trùng,v.v...Chất hoá học nầy sẽ giúp cho các bạch huyết cầu tó khả năng tiêu diệt các loại vi trùng và vi khuẩn một cách nhanh chóng hơn, mãnh liệt hơn. Trước khi chất Interferon được ứng dụng trong việc chữa trị bệnh viêm gan, thuốc nầy đã được dùng để chữa một số các loại ung thư khác nhau. Tuy Interferon đã được dùng trong việc chữa trị bệnh viêm gan B và C tại nhiều quốc gia khác nhau trong một thời gian khá lâu với một thành quả tương đối tốt đẹp, thuốc nầy mới chỉ được dùng trên nước Mỹ từ đầu năm 1992. Theo một thống kê gần đây, hiện nay trên toàn thế giới hàng triệu người đang chích thuốc nầy mỗi ngày. Thuốc phải để trong tủ lạnh, nếu đi du lịch, cần phải dự trữ trong những bọc có đá lạnh.



Những phản ứng phụ thường xuyên của thuốc Interferon:

Interferon có nhiều phản ứng phụ. Những phản ứng phụ thường xuyên nhất là mệt mỏi, nhức đầu, đau mỏi bắp thịt hoặc các khớp xương, cảm cúm, chóng mặt, buồn nôn, sốt hoặc lạnh rét, mất ngủ, khó chịu, tiêu chảy, rụng tóc, buồn phiền chán nản, bực bội khó chịu. Những phản ứng phụ nầy thông thường nặng nhất trong những mũi chích đầu tien và sẽ giảm dần, khi cơ thể bắt đầu quen thuốc. Nếu uống 1-2 viên Tylenol 500mg khoảng nửa tiếng trước khi chích, các phản ứng phụ nầy có thể giảm đi rất nhiều. Ngoài ra thuốc Interferon còn có thể gây ra thiếu máu hoặc bệnh liên quan đến tuyến giáp trang (thyroid gland) trong lúc và sau khi chích, nên bệnh nhân phải thử máu thường xuyên trong lúc chữa trị.

Thông thường bệnh nhân sẽ được thử máu từ một đến hai tuần lễ đầu tiên sau khi chích, và sau đó mỗi tháng một lần, hoặc thường xuyên hơn nếu cần. Tuy bệnh nhân có thể bị một trong những phản ứng phụ kể trên, đa số những người chích thuốc Interferon vẫn tiếp tục đi làm hoặc sống một cách tương đối bình thường. Người ta cũng nhận thấy rằng những phản ứng kể trên có thể giảm đi nhiều hơn nếu bệnh nhân chịu khó tập thể dục hàng ngày. Ngoài ra, người chích thuốc Interferon vẫn tiếp tục ăn uống bình thường mà không phải kiêng khem gì đặc biệt. Quý vị cũng không cần phải uống thuốc bổ nào dành riêng cho gan cả. Thuốc bổ có chất sắt không nên uống trong lúc chích thuốc Interferon.

2. Thuoc dieu tri viem gan b uống: Lamivudine

Vào đầu năm 1999, FDA chấp thuận việc xử dụng một loại thuốc uống có khả năng chữa bệnh viem gan B. Thuốc nầy có tên la Epivir-HBV (Lamivudine). Đây là một loại thuốc đã và đang dùng để chữa bệnh AIDS. Thuốc nầy có khả năng ngăn cản sự bành trướng và tăng trưởng của vi khuẩn viêm gan B. Ưu điểm quan trọng của phương pháp mới nầy là thuốc Epivir-HBV có thể uống chứ không phải chích như trong trường hợp của thuốc Interferon. Một lợi điểm đáng kể khác là thuốc Epivir-HBV tương đối an toàn và ít phản ứng phụ. Thuốc uống mỗi ngày một viên. Thông thường uống từ 8 đến 12 tháng. Người ta ước đoán khoảng 55% bệnh nhân chữa trị bằng phương pháp nầy sẽ lành bệnh, trong số nầy có khoảng 16% hết bệnh một cách lâu dài. Một số bệnh nhân có thể bị viêm gan trở lại sau khi ngừng uống thuốc.

Phản ứng phụ của thuốc Epivir-HBV:

Nếu so với thuốc Interferon, Epivir-HBV gây ra rất ít phản ứng phụ. Đa số bệnh nhân uống thuốc Epivir-HBV không bị phản ứng phụ nào dáng kể. Một số người có thể bị đau rát cổ họng, cảm cúm hoặc mệt mỏi sơ sài. Trong một vài trường hợp hiếm hoi, bệnh nhân trong lúc uống thuốc nầy có thể bị đau bụng, ói mửa nhiều hơn vì gan bị viêm nặng hơn, hoặc vị viêm tuỵ tạng (pancreatitis), và sau cùng nguy hiểm đến tính mạng vì chất lactic acid tăng lên trong máu một cách nhanh chóng và đáng ngại. Như tất cả các loại thuốc trụ sinh khác, một số vi khuẩn viêm gan B có thể quen thuốc và trở nên khó chữa hơn.

Nguồn : Tổng hợp Internet

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét