Thứ Tư, 16 tháng 10, 2013

Bệnh viêm gan c mãn tính chuyển sang bênh xơ gan phải làm sao?

Bệnh viêm gan c mãn tính chuyển sang bênh xơ gan phải làm sao?

Các chuyên gia chỉ ra rằng trên lâm sàng, xác suất viêm gan C thành gan xơ hóa là rất cao, do đó để tránh bệnh tình xấu đi người bệnh cần chữa trị kịp thời, còn về phương pháp nào tốt, chuyên gia nói rằng phương pháp chữa bệnh tốt nhất hiện nay là liệu pháp Ozon, dưới đây là giải đáp cụ thể.

Gần đây có bệnh nhân thắc mắc về xác suất viêm gan C trở thành gan xơ hóa là bao nhiêu? Trên lâm sàng thì trạng thái của viêm gan C rất không ổn định, nếu không chữa trị kịp thời thì rất dễ phát triển thành gan xơ hóa, vậy thì xác suất viêm gan C trở thành gan xơ hóa là bao nhiêu? Người bị bệnh viêm gan C có chữa khỏi được không? .Dưới đây là các giải đáp của chuyên gia bác sĩ về vấn đề này.
Chuyên gia của phòng khám giới thiệu viêm gan C và viêm gan B đều làm hại đến sức khỏe của người bệnh, nguồn lây nhiễm có thể do người nhà hoặc ngoài xã hội lây bệnh sang, ngoài ra hiện nay chưa có thuốc ngừa viêm gan C, viêm gan C gây nguy hiểm rất lớn cho chúng ta, người bệnh nên đi khám kịp thời, ngược lại vì lâm sàng viêm gan C là một trạng thái rất không ổn định, rất dễ phát triển thành gan xơ hóa, ung thư gan.

Vậy thì xác suất viêm gan C mãn tính thành gan xơ hóa là bao nhiêu?

Theo các chuyên gia ước tính rằng khoảng 20% các virus trong máu sau khi bị nhiễm viêm gan C mà không thông qua bất kỳ điều trị nào trở nên khó phát hiện, điều này có nghĩa là virus không những khó chữa mà còn nhiều hơn, mà 80% số người bước vào giai đoạn viêm gan C mãn tính.Trong số tất cả những người bị gan xơ hóa, chuyển từ bệnh viêm gan C mãn tính chiếm một tỷ lệ lớn.10 – 20% số người bị gan C mãn tính phát sinh gan xơ hóa, đôi khi trong vòng vài tháng đến ba năm sau khi khởi phát cấp tính, trong trường hợp không có triệu chứng, vô tình phát triển thành xơ gan, và lâu hơn, càng có nhiều cơ hội phát triển xơ gan.

Sau khi tìm hiểu xác suất từ viem gan C thành gan xơ hóa là bao nhiêu, chúng ta biết được tính nghiêm trọng của viêm gan C, do đó người bệnh phải nhanh chóng đi chữa trị, như vậy việc điều trị viêm gan C mới có kết quả tốt?

Có cách chữa khỏi hay không? Đây cũng là vấn đề mà nhiều người bệnh quan tâm đến,do đó các chuyên gia nói trên thị trường hiện nay có rất nhiều loại thuốc có thể dùng để điều trị viêm gan C, nhưng 1 loại thuốc không thể loại bỏ hoàn toàn virus, mà lại dễ có tác dụng phụ, vì thế khuyến cáo mọi người không nên tùy ý dùng thuốc, nên sử dụng những phương pháp chữa trị khoa học.

Xem thêm : viem gan bviêm gan bchữa bệnh viêm gan bbệnh viêm gan b, triệu chứng viêm gan b, chữa viêm gan b

Thứ Hai, 14 tháng 10, 2013

Boceprevir - thế hệ đầu tiên dùng thuốc ức chế trực tiếp virus viêm gan C

Boceprevir - thế hệ đầu tiên trong dòng thuốc ức chế trực tiếp virus viêm gan C.


Tại Việt Nam, hiện có khoảng 5% dân số mang virus viêm gan C trong cơ thể và con số này đang gia tăng. Trong đó, khoảng 30% người bệnh đã tiến triển lâu dài dẫn đến xơ gan, khoảng 3% người xơ gan không triệu chứng tiến triển sang ung thư gan mỗi năm. Theo thống kê của ngành y tế, bệnh nhân viêm gan virus C ở Việt Nam đã lên đến 2 triệu người, trong đó có 4% tử vong.

Theo dự đoán của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), có khoảng 3% dân số thế giới nhiễm virus viêm gan C mãn tính. Mỗi năm, có thêm 5 triệu người bị nhiễm bệnh. Ở Đông Nam Á, WHO ước tính có 32,3 triệu người đang sống chung với viêm gan c.

Thứ Năm, 10 tháng 10, 2013

Cà chua có tác dụng chữa viêm gan mãn tính

Cà chua chữa viêm gan mãn tính


Cây cà chua có tên khoa học là Lycopesium esculentum, có nguồn gốc từ Nam Mỹ, là loại rau ăn quả, họ cà (Solanaceae). Quả cà chua mọng nước, khi chín có màu vàng hoặc đỏ, có nhiều hình dạng: Tròn, dẹt, có cạnh, có múi… Quả có chứa nhiều vitamin C nên có vị chua.
Cà chua được xem là một thực phẩm giàu chất dinh dưỡng để tiêu hoá, tăng cường sức đề kháng của cơ thể. Đặc biệt, vào mùa hè cà chua có lượng vitamin C cao nhất.
Công dụng chính của cà chua là ăn tươi sống, nấu canh cà chua, xào với thịt, hải sản, trứng… rất thơm ngon, bổ dưỡng. Giải khát bằng nước ép cà chua cùng với ít đường, đá uống rất tốt trong mùa hè. Sau đây là một số công dụng của cà chua.
Cà chua có tác dụng chữa viêm gan mãn tính
1. Phòng ung thư: Chất lycopene còn có khả năng oxy hoá đặc biệt, có thể tiêu trừ các phân tử tự do, bảo vệ tế bào, ngăn chặn quá trình biến đổi của các bệnh ung thư. Cà chua không chỉ có tác dụng phòng tránh bệnh ung thư tiền liệt tuyến, mà còn có thể làm giảm nguy cơ mắc các chứng ung thư như ung thư tuyến tuỵ, ung thư trực tràng, ung thư vòm họng, ung thư vú...
2. Chữa viêm gan mạn tính: Cà chua 250mg rửa sạch, thái miếng, thịt bò 100g thái mỏng, xào ăn hàng ngày. Món ăn này có tác dụng hỗ trợ tốt trong điều trị viêm gan mạn tính, giúp cơ thể nhanh hồi phục.
3. Tốt cho người viêm thận: Trong cà chua còn có chất giúp dịch vị bài tiết một cách bình thường, bảo đảm cho hồng cầu được tạo thành, có lợi cho việc duy trì tính đàn hồi của thành mạch máu và bảo vệ làn da. Ăn cà chua có tác dụng hỗ trợ phòng tránh và trị liệu các bệnh xơ cứng động mạch, cao huyết áp. Cà chua chứa nhiều nước, lợi tiểu, cũng thích hợp cho người bị viêm thận sử dụng.
4. Bảo vệ tim mạch: Chất lycopene trong cà chua hàm chứa các vitamin và khoáng chất có tác dụng bảo vệ tim mạch, có khả năng làm giảm tác hại của các bệnh tim mạch.
5. Chữa bí đại tiện, thiếu máu: Cà chua sống gọt bỏ vỏ, thái thành miếng nhỏ, trộn với mật ong, ăn ngày 2 - 3 lần, mỗi lần 1 - 2 quả.
6. Chữa bỏng lửa: Tách lấy vỏ cà chua có dính thịt quả đắp lên chỗ bỏng, thỉnh thoảng lại thay. Thuốc có tác dụng chống đau rát và kích thích da chóng hồi phục.
7. Chống lão hóa: Vitamin C trong cà chua có tác dụng giải khát, hỗ trợ tiêu hoá, làm mát máu, điều hoà gan, thanh nhiệt giải độc, giảm huyết áp. Do đó cà chua là thực phẩm hỗ trợ trị liệu rất tốt cho những người bị huyết áp cao, hay bệnh thận. Ăn nhiều cà chua có tác dụng chống lão hoá, giúp làn da trắng tự nhiên.
8. Chữa mụn nhọt lở loét: Lấy ngọn cây cà chua rửa sạch, giã nát, thêm vài hạt muối, đắp lên nơi tổn thương rồi băng lại. Mỗi ngày làm vài lần cho đến khi khỏi. Hoặc nấu cà chua với dầu hay mỡ cho đến khi bốc hết hơi nước, sau đó dùng như một loại thuốc mỡ để bôi lên những nơi mụn nhọt, lở loét.
9. Chữa sốt cao kèm theo khát nước: Cà chua 200g thái lát, sắc nước uống thay trà trong ngày, uống lạnh hay nóng đều được. Hoặc dùng nước ép cà chua, nước ép dưa hấu mỗi thứ 200ml, trộn đều, chia 2 - 3 lần uống trong ngày
10. Chữa tăng huyết áp: Vào sáng sớm (khi chưa ăn uống), lấy 1 - 2 quả cà chua, rửa sạch bằng nước sôi, thái thành miếng nhỏ, thêm chút đường cho đủ ngọt rồi ăn sống. Mỗi liệu trình kéo dài ½ tháng, nghỉ 3 ngày rồi tiếp tục liệu trình khác.
11. Chữa chảy máu chân răng: Ăn tươi cà chua (quả chín) ngày 3 - 4 lần, mỗi lần 1 - 2 quả, ăn trong 2 tuần sẽ có kết quả.
12 . Làm làn da mịn màng, tưới sáng: Do giàu rutin, beta-carotene, vitamin B và C...có tác dụng làm da mịn màng, tươi sáng nên cà chua được các nhà thẩm mỹ chiếu cố chế "mặt nạ" dưỡng da.

AloBacsi.vn 
Theo DS Mỹ Nữ - Nông Nghiệp

Thứ Tư, 9 tháng 10, 2013

Phương pháp điều trị tối ưu virus viêm gan c mãn tính

Phương pháp điều trị tối ưu virus viêm gan c mãn tính

Ngày 30/8, tại Hà Nội, đã diễn ra Hội thảo khoa học “Điều trị tối ưu viêm gan C mãn tính trên bệnh nhân Việt Nam”. Tại hội thảo, các chuyên gia cùng các bác sỹ chuyên khoa đã cùng nhau thảo luận những thách thức trong điều trị viêm gan siêu vi C mãn tính tại Việt Nam, và chia sẻ những kinh nghiệm trong việc ứng dụng những phát triển của y học để giúp bệnh nhân Việt Nam viêm gan C mãn tính có nhiều cơ hội lành bệnh hơn.
Phương pháp điều trị tối ưu virus viêm gan c mãn tính

Thứ Ba, 8 tháng 10, 2013

Bệnh viêm gan c vào viện đã “mang án tử”

Bệnh viêm gan c vào viện đã “mang án tử”

Hơn 90% bệnh nhân nhiễm viêm gan C (“HCV”) không đủ điều kiện tiếp cận việc điều trị hoặc phải bỏ dở điều trị do áp lực chi phí. Thế nhưng, viem gan C lại là nguyên nhân chủ yếu dẫn đến xơ gan và ung thư gan, có nguy cơ gây tử vong cao.

Thống kê từ Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới thành phố Hồ Chí Minh cũng cho thấy, mỗi tháng bệnh viện này tiếp nhận khoảng 800 bệnh nhân đến khám và điều trị bệnh viêm gan, đa phần bệnh nhân nhập viện trong tình trạng muộn. Theo thống kê, khoảng 85% trường hợp nhiễm viêm gan vi rút C sẽ chuyển thành viêm gan mạn tính. Đặc điểm của bệnh viêm gan vi rút C mạn tính là bệnh tiến triển thầm lặng từ 10-30 năm, nên bệnh nhân không biết mình mắc bệnh và không được chẩn đoán, điều trị kịp thời. Nhiều trường hợp bệnh nhân chỉ được phát hiện khi đã có biến chứng nặng như: xơ gan cổ trướng với biểu hiện trướng bụng, giãn mạch máu đường tiêu hóa, có thể vỡ gây chảy máu ồ ạt và tử vong; gan đã bị xơ khó hồi phục lại, dù tình trạng viêm có thuyên giảm; biến chứng ung thư tế bào gan.

Đồng thời, nhóm người có nguy cơ cao lây nhiễm viêm gan vi rút C trong cộng đồng vẫn chưa được quan tâm đúng mức.

Bệnh viêm gan c vào viện đã “mang án tử”

Nhiễm viên gan c vào viện đã “mang án tử”

Tại Khoa Truyền nhiễm - Bệnh viện Bạch Mai, chị N.T.L (Gia Lâm, Hà Nội) đang chăm sóc bố 52 tuổi hiện đang bị viêm gan vi rút C giai đoạn cuối, cho biết: “Trước đây bố tôi đã từng tiêm chích ma túy. Khi phát hiện đã bị viêm gan virút C giai đoạn cuối, gia đình tôi rất lo lắng cho quá trình điều trị căn bệnh này vì các khoản chi phí dự kiến rất tốn kém trong khi thu nhập của cả gia đình chỉ ở mức trung bình”. Ông L.T.H, bệnh nhân cùng phòng với bố chị L., bị viêm gan vi rút C 15 năm nay thì lại than phiền: “Từ ngày mắc bệnh, gia đình tôi đã phải lao đao bởi chi phí điều trị căn bệnh kéo dài. Do phát hiện muộn, bệnh chuyển sang giai đoạn mạn tính nên việc điều trị dài hơi khiến kinh tế gia đình ông suy sụp”. Ông Hải lo lắng cho biết ông rất ân hận vì mình có khả năng lây bệnh cho vợ con và chưa biết phải làm thế nào vì chưa có vắc xin phòng ngừa căn bệnh này.

Viêm gan vi rút C đối với người dân đã là một gánh nặng, cho nên những đối tượng có nguy cơ cao như những người có tiêm chích ma túy, mại dâm và ngay cả các nhân viên y tế cần phải được quan tâm đặc biệt.

Hiện dự án ưu tiên thực hiện ở 5 tỉnh thành có nhóm đối tượng có nhiều nguy cơ cao nhất để tiến hành nghiên cứu và thực hiện. “Dự định sẽ có khoảng 7.000 bệnh nhân được tầm soát trong dự án lần này. Các hoạt động của dự án ưu tiên cho những người có nguy cơ mắc bệnh nhằm giúp họ thực hiện được thói quen ngăn ngừa bệnh thông qua việc phát triển hướng tiếp cận thông tin và các dịch vụ phòng ngừa HCV như tiêm chích, ngừa lây nhiễm cho nhau…”, Bà Josselyn Neukom, đại diện của PSI cho biết thêm.

650.000 USD giúp phòng ngừa viêm gan vi rút C tại Việt Nam

Ở nước ta, hiện nay có từ 26,3% đến 98,5% những người tiêm chích ma túy (tỷ lệ trung bình ước tính khoảng 46%) đang sống với HCV, với tỷ lệ nhiễm HCV cao hơn trong số những người nhiễm HIV. Trong khi những người sử dụng ma túy có nguy cơ nhiễm HCV cao hơn, họ cũng là một trong những nhóm người có khả năng lây nhiễm HIV cao nhất trong cộng đồng.
Viêm gan C diễn tiến rất âm thầm

Viêm gan C diễn tiến rất âm thầm

Ông Jan Van Acker, Trưởng Văn phòng Đại diện MSD tại Việt Nam trao tài trợ cho Bà Josselyn Neukom- đại diện tổ chức PSI

Với nỗ lực ngăn ngừa sự lây nhiễm viêm gan vi rút C, vừa qua Merck Sharp & Dohme (Asia) Ltd., (“MSD”) đã trao khoản tài trợ trị giá 650.000 USD (gần 14 tỷ đồng) cho Tổ chức Dịch vụ Dân số Quốc tế (“PSI”) để thực hiện dự án: “Tăng cường những biện pháp phòng ngừa bệnh viêm gan vi rút C tại Việt Nam”. Ông Jan Van Acker, Trưởng Văn phòng Đại diện MSD tại Việt Nam cho biết: “Hy vọng sự phối hợp giữa MSD và PSI để thực hiện dự án này sẽ đóng góp vào việc ngăn ngừa lây nhiễm vi rút viêm gan C mãn tính tại Việt Nam, đồng thời mang đến cho chúng ta thêm những phương pháp phòng ngừa hiệu quả, góp phần làm giảm gánh nặng điều trị cho gia đình bệnh nhân viêm gan vi rút C, đặc biệt là những đối tượng có nguy cơ cao nhất”.

Hy vọng, với sự hợp tác chặt chẽ giữa PSI và MSD qua dự án này, những hoạt động chủ yếu như tuyên truyền, tư vấn và khuyến khích thay đổi thói quen cần thiết ngăn chặn HCV cho nhóm người có nguy cơ cao nhưng chưa được chăm sóc đầy đủ sẽ được thực hiện một cách triệt để nhằm ngăn chặn lây nhiễm bệnh viêm gan c trong cộng đồng tại Việt Nam.

Thanh Châu báo : dantri.com.vn