Thứ Ba, 14 tháng 5, 2013

Viêm gan siêu vi C ( mãn tính ): “kẻ hủy diệt” giấu mặt!


Viem gan siêu vi C ( man tinh ): “kẻ hủy diệt” giấu mặt!


Viem gan sieu vi C ke huy diet giau mat
Một bệnh nhân bị bệnh xơ gan được điều trị tại Bệnh viện An Bình Ảnh: L.TH.H.










Do bệnh tiến triển chậm và đa số không có triệu chứng gì trong suốt 20 năm sau khi bị nhiễm siêu vi C nên gan bị hư hại ngày càng nhiều nhưng bệnh nhân không biết. Sau 10-20 năm, ít nhất có 20% số bệnh nhân này sẽ bị xơ gan. Ở VN hiện nay có khoảng 1,6 triệu người nhiễm siêu vi C.

Nhiều đường lây truyền, nhiều đường lây truyền bệnh viem gan c man tinh

Bác sĩ Bùi Hữu Hoàng - bộ môn nội, Đại học Y dược TP.HCM - cho biết siêu vi C lây truyền chủ yếu qua đường máu: truyền máu, dùng chung kim và ống chích. Có khoảng 60-90% người chích xì ke bị nhiễm. Ngay cả khi dùng kim, ống chích riêng vẫn có thể bị nhiễm do dùng chung các dụng cụ để chuẩn bị cho mũi chích như muỗng, màng lọc...
Ngoài ra, bệnh còn lây truyền qua tiếp xúc tình dục; lây nhiễm từ mẹ sang con, nếu mẹ bị nhiễm thêm HIV thì khả năng lây siêu vi C cho con là 20-30%; châm cứu, xăm mình, xỏ lỗ tai, dùng chung bàn chải đánh răng, dao cạo râu, kìm kéo cắt móng tay... với người bị bệnh; do sử dụng các dụng cụ không đảm bảo sát trùng đầy đủ khi mổ hoặc làm các thủ thuật khi nội soi, sinh thiết, chữa răng...

Theo BS Hoàng, đa số người bị nhiễm siêu vi C không biết mình bị bệnh vì không có triệu chứng. Hoặc có triệu chứng tương tự một số bệnh khác như mệt mỏi, chán ăn, rối loạn tiêu hóa, sụt cân hoặc đôi khi đau tức vùng dưới sườn bên phải. Rất ít bệnh nhân có triệu chứng vàng da, vàng mắt. Hiện nay vẫn chưa có thuốc chủng ngừa bệnh viêm gan siêu vi C.
Những người cần tầm soát siêu vi C là những người đi hiến máu; người từng được truyền máu, phải truyền máu nhiều lần; người chích xì ke. Ngoài ra, trẻ sơ sinh có mẹ bị nhiễm siêu vi C, người bị mổ xẻ nhiều lần, châm cứu, xăm mình, các nhân viên y tế... cũng nên được làm xét nghiệm.
Theo dõi bệnh định kỳ!
Cũng theo BS Hoàng, khi bị nhiễm siêu vi C chỉ có 10-15% bệnh nhân có thể tự khỏi bệnh, 80-85% còn lại sẽ mắc bệnh mãn tính. Trong giai đoạn này, gan có thể tiếp tục bị hư hại. Để đánh giá tình trạng trên, bệnh nhân nên đến bác sĩ chuyên khoa để được làm một số xét nghiệm về men gan.
Cần lưu ý, trong giai đoạn viêm gan C mãn tính, men gan có thể thay đổi: lúc tăng, lúc giảm về chỉ số bình thường. Vì thế, khi kết quả xét nghiệm bình thường không có nghĩa là bệnh đã ổn định mà cần theo dõi men gan mỗi tháng, ít nhất ba lần liên tiếp mới đánh giá được tình trạng hư hại của gan.
Xơ gan sẽ xảy ra sớm hơn nếu như bệnh nhân uống rượu nhiều hoặc gan bị hư hại thêm do thuốc hoặc nhiễm thêm các siêu vi gan khác. Viem gan c man tinh liên quan đến nguy cơ bị ung thư gan. Nguy cơ này là 1-5% sau 20 năm, nhưng nếu bệnh nhân đã bị xơ gan thì tỉ lệ này có thể tăng. Vì vậy, nếu được chẩn đoán bị nhiễm siêu vi C mãn tính, nhất là khi đã bị xơ gan, bệnh nhân cần theo dõi định kỳ để tầm soát ung thư gan.
LÊ THANH HÀ
Việt Báo (Theo_TuoiTre)


Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét