Thứ Năm, 23 tháng 5, 2013

Viêm gan b mãn tính đã có thuốc điều trị ?


Thuốc điều trị viêm gan B mãn tính 


Thuốc điều trị viêm gan B mạn tính
Hiện nay, Cơ quan quản lý thuốc và thực phẩm Mỹ  (FDA) trên cơ sở các hội nghị thỏa thuận của Hội gan mật thế giới và các châu lục đã chấp thuận chính thức để điều trị viêm gan B mãn tính các thuốc sau đây: thuốc tiêm interferon và pegylated interferon, các thuốc uống: lamivudin, adefovir dipivoxil và entecavir.
Mục đích chính trong việc chữa trị bệnh viêm gan B mãn tính là giảm thiểu sự tăng trưởng của virut, ngăn ngừa sự xâm nhập của virut viêm gan B (HBV) vào tế bào gan. Tuy nhiên, mục tiêu tối hậu vẫn là loại bỏ hoàn toàn HBV ra khỏi cơ thể, bình thường hóa chức năng của gan, phục hồi chất lượng cuộc sống, kéo dài thời gian sống, loại bỏ các biến chứng suy gan, xơ gan và ung thư gan.

Các loại thuốc trị viêm gan b mãn tính

Zadacin thymosin alpha 1 chữa viêm gan B bằng cách tăng cường hệ thống miễn dịch của cơ thể. Thuốc có thể tiêm dưới da, 2 lần mỗi tuần, tiêm riêng hoặc tiêm kèm với interferon hay thuốc uống lamivudin adefovir.
Cycloferon: thuốc uống của Liên bang Nga, được Bộ Y tế Việt Nam cho phép nhập. Thuốc uống ít tác dụng phụ, giá rẻ, dùng để kích thích cơ thể tạo ra interferon.

- Lamivudin (biệt dược epivir-HBV và zeffix) đã được sử dụng khoảng 10 năm nay. Thuốc có tác dụng ban đầu tốt trên nhiều bệnh nhân nhưng có nhược điểm là tỷ lệ kháng thuốc cao do biến đổi gen YMDD (mỗi năm khoảng 15-20%), đôi khi xảy ra cơn kịch phát bệnh, do đó làm trở ngại cho việc sử dụng lâu dài. Không nên dùng thuốc khi có thai vì thuốc có thể ảnh hưởng xấu đến sự tăng trưởng của thai.
- Adefovir dipivoxil (biệt dược hepsera) có công hiệu cả trong các chủng viem gan b hoàng đại cũng như các chủng đã kháng lamivudin. Tỷ lệ kháng adefovir thấp hơn kháng lamivudin rất nhiều, tuy nhiên, tỷ lệ này cũng đến 28% sau 5 năm. Adefovir có thể dùng điều trị lâu dài có kết quả và an toàn cao, tuy vậy cũng cần theo dõi chức năng thận bằng xét nghiệm creatinin.
- Entecavir (biệt dược baraclude) được chấp nhận gần đây nhất (đầu năm 2005), tỷ lệ kháng thuốc chưa thấy công bố sau 2 năm điều trị. Song, cũng có một số ít trường hợp kháng thuốc được phát hiện ở những ca đã kháng lamivudin. Những tài liệu đã được công bố cho thấy baraclude có công hiệu tốt đối với viêm gan B mãn tính. Thuốc nên uống lúc đói, khi điều trị lâu dài cần theo dõi chức năng thận bằng xét nghiệm creatinin.
 Đối với cả 3 loại thuốc uống đều không được ngừng thuốc một cách đột ngột nếu không được hướng dẫn của bác sĩ vì có thể gây ra những cơn bùng nổ của bệnh, gây ra những hậu quả tai hại.
- Thuốc tiêm interferon: interferon là một chất hóa học quan trọng trong hệ thống miễn dịch cơ thể, giúp cho hệ thống miễn dịch nhận diện các virut hoặc các vi khuẩn có hại xâm nhập vào cơ thể để tấn công và tiêu diệt chúng. Interferon là loại thuốc đã được nghiên cứu và ứng dụng lâu năm nhất để dieu tri benh viem gan b mãn tính. Trên thị trường chính thức có 2 loại interferon: interferon alpha 2a (biệt dược roferol) và interferon 2b (biệt dược intron A). Thuốc tiêm dưới da trong 6 - 12 tháng. Trong những năm gần đây người ta bào chế ra một loại thuốc interferon mới, gọi là pegylated interferon (biệt dược pegasys, pegintron), công hiệu tốt hơn interferon và chỉ cần tiêm 1 lần 1 tuần. Interferon và peginterferon có tác dụng tốt trên khoảng 1/3 số bệnh nhân được điều trị.
Thuốc này có bất tiện là phải tiêm, giá thành đắt, lại có nhiều phản ứng phụ, có phản ứng nhẹ, chịu được (như đau, sốt nhẹ lúc mới tiêm, hiện tượng mệt mỏi giống như cảm cúm); có loại nặng hơn (ảnh hưởng đến máu, giảm hồng cầu, bạch cầu, tiểu cầu, ảnh hưởng tuyến nội tiết). Thuốc cũng không dùng được nếu gan đã bị xơ, chức năng kém. Vì vậy, phương pháp interferon cũng còn nhiều hạn chế, tuy vẫn là một phương pháp tốt, có thời gian sử dụng được xác định, có thể áp dụng, nhất là đối với người trẻ.

Nguồn tổng hợp

Viêm gan B mãn tính có những triệu chứng gì

Viêm gan B mãn tính có những triệu chứng gì


“ Triệu chứng Viêm gan B mãn tính có những triệu chứng lâm sàng gì? “Chú của tôi bị viêm gan B hơn 10 năm nay, từ đó đến giờ không có triệu chứng gì rõ ràng, dạo này không biết làm sao thường thấy chán ăn, sợ đồ ăn dầu mỡ. Ông đến bệnh viện kiểm tra, không phát hiện được gì,tôi thắc mắc không biết có liên quan đến viêm gan B. Xin hỏi triệu chứng lâm sàng của viêm gan B mãn tính như thế nào ? Dưới đây là giới thiệu chi tiết. 

Bệnh viêm gan B mãn tính nói rõ hơn là bệnh tình đã trở nên phức tạp hơn, gan đã bị tổn hại nghiêm trọng hơn,virut đang trong hoạt động sao chép. Lúc này bệnh nhân bắt đầu cảm thẩy chán ăn, như vậy viêm gan B mãn tính thời kỳ phát bệnh có những triệu chứng gì ?
 

 Triệu chứng lâm sàng của viêm gan B mãn tính là gì ?

 
Dưới đây là tổng hợp một số triệu chứng viêm gan B mãn tính :
1. Gan bị tổn thương: khi virut sao chép làm cho gan bị tổn thương, chức năng gan dị thường, từ đó làm cho gan bị viêm và có hiện tượng đau ở vùng gan .
2. Triệu chứng toàn thân: do gan là bộ máy giải độc lớn nhất cơ thể, khi chức năng gan dị thường bệnh nhân bắt đầu có những triệu chứng như :chán ăn, mệt mỏi, đau bụng tiêu chảy, sợ dầu mỡ…
3. Những triệu chứng khác: có một số ít bệnh nhân xuất hiện những nốt xuất huyết hình con nhện, hoàng đản .
Các chuyên gia khuyên một khi xuất hiện những triệu chứng nêu trên bệnh nhân tốt nhất nên đến bệnh viện kiểm tra chi tiết, xem có phải do virut sao chép tạo thành, sau đó điều trị thích hợp. Ngoài ra bệnh nhân không được dùng thuốc bừa bãi, tránh tác dụng phụ.
Vì vậy, chọn một bệnh viện chuyên ngành điều trị là vô cùng quan trọng. Hiện nay phòng khám 12 Kim Mã của chúng tôi áp dụng phương pháp chữa viêm gan b tiên tiến của Đức: “ liệu pháp 3 Oxi” vào điều trị bệnh gan. Liệu pháp này đem lại hiệu quả điều trị tốt nhất, nhanh nhất cho bệnh nhân. Hoan nghênh các bạn đến thăm khám và điều trị !

Thứ Tư, 22 tháng 5, 2013

Phác đồ điều trị viêm gan B mãn tính


Phác đồ điều trị viêm gan B mãn tính 

Hãy là người đầu tiên trong số bạn bè của bạn thích bài viết này!

Viêm gan B mãn tính là bệnh gan có tổn thương hoại tử và viêm, có hoặc không có kèm theo xơ hóa, diễn ra trong thời gian trên 6 tháng.

Phác đồ điều trị viêm gan B mạn tính

I. Định nghĩa viêm gan b mãn tính:

Viêm gan B mãn tính là bệnh gan có tổn thương hoại tử và viêm, có hoặc không có kèm theo xơ hóa, diễn ra trong thời gian trên 6 tháng.

II. Chẩn đoán viêm gan b mãn tính:

1. Lâm sàng:
- Khai thác tiền sử có HbsAg (+), vàng da, viêm gan.
- Các triệu chứng lâm sàng thường không đặc hiệu, có thể biểu hiện của đợt triến triển hoặc biến chứng xơ gan: Vàng da, cổ trướng…
2. Xét nghiệm:
- HBsAg, HBeAg, Anti HBe, Anti -HBc IgM và IgG, Anti-HCV
- CTM, ĐMCB
- SHM: ure, creatinin, glucose, GOT, GPT, Bilirubin, protid, Albumin, ĐGĐ,  aFP, TPT nước tiểu
- Sinh thiết gan theo hướng dẫn  phần sau
- Siêu âm gan 3 tháng một lần
3. Chẩn đoán xác định:
- HbsAg (+) và men gan cao liên tục trên 6 tháng.
- Sinh thiết gan làm giải phẫu bệnh có hình ảnh hoại tử khoảng cửa (hình cầu nối, mối gặm).
4. Chẩn đoán phân biệt: Với các nguyên nhân gây viêm gan mạn tính khác như: virus viêm gan C, tự miễn, do thuốc, rượu.

III. Điều trị viêm gan b mãn tính.

1. Chỉ định điều trị:

Đối với bệnh nhân viêm gan B mãn tính  có HBeAg dương tính và HBV DNA cao (> 105 copies/ ml):

+ ALT bình thường: 3-6 tháng XN ALT một lần, 6-12 tháng XN HBeAg một lần. Cần sinh thiết gan đối với BN > 40 tuổi có ALT bình thường, tiến hành điều trị khi có viêm hoại tử mức độ vừa và nặng hoặc xơ nhiều
+ ALT từ 1-2 lần so với bình thường: 3 tháng XN ALT một lần, 6 tháng XN HBeAg một lần. Cần sinh thiết gan đối với BN > 40 tuổi hoặc ALT tăng thường xuyên. Tiến hành điều trị khi có viêm hoại tử mức độ vừa và nặng hoặc xơ nhiều
+ ALT >2 lần so với bình thường: Nếu có vàng da hoặc xơ gan mất bù điều trị ngay, nếu không có thể  trĩ hoãn điều trị sau 6 tháng
Đối với bệnh nhân viêm gan B mãn tính có HBeAg âm tính
+ ALT bình thường có HBV DNA < 104 copies/ ml:  3 tháng  XN ALT một lần trong năm đầu, nếu không tăng sau đó 6-12 tháng XN ALT một lần. 
+ ALT từ 1-2 lần so với bình thường:
 3 tháng XN ALT và HBV DNA một lần, nếu  nồng độ virus không thay đổi cần tiến hành sinh thiết gan đối với người trên 40 tuổi. Tiến hành điều trị khi có viêm hoại tử mức độ vừa và nặng hoặc xơ nhiều
+ ALT >2 lần so với bình thường và HBV DNA ≥ 104 copies/ml: Tiến hành điều trị.
2.Thuốc:
Các thuốc dẫn chất nucleotid:
- Lamivudine: liều dùng 100mg/ngày đây là thuốc có tỉ lệ kháng thuốc cao nhất .Tỉ lệ kháng thuốc 14- 32 % sau 1 nămvà tỉ lệ này là 60-70% sau 5 năm.
- Adefovir Dipivoxil: liều dùng 10mg/ngày. Tỉ lệ kháng thuốc sau 1 năm là 11%, 5 năm là 20-29%.
- Telbivdine: Liều dùng 200mg/ngày tỉ lệ kháng thuốc sau 2 năm 21%
- Entecavir: Liều dùng 0,5mg/ngày, đối với bệnh nhân đã kháng lamivudine dùng liều 1mg/ngày. Tỉ lệ kháng thuốc sau 2 năm là 3% .
- Tenofovir: 300 mg/ngày. Tỉ lệ kháng thuốc thấp
Thời gian điều trị đối với nucleoside:
- Nếu dùng thuốc 6 tháng mà HBV DNA giảm < 102 copie/ml thêm thuốc hoặc thay đổi thuốc.
- Đối với bệnh nhân viêm gan virus B mãn tính có HBeAg dương tính: dùng đến khi chuyển đổi huyết thanh HBeAg âm tính và anti HBe dương tính và tiếp tục duy trì thuốc tối thiểu 6 tháng.
- Đối với bệnh nhân viêm gan virus B mãn tính có HBeAg âm tính: dùng đến khi  nào mất HBsAg.
- Đối bệnh nhân xơ gan mất bù hoặc tái phát sau điều trị đủ liệu trình  hoặc sau gép gan thì dùng suốt đời.
 Các Interferon và Peg- interferon: ít hiệu quả đối với người châu Á
- Interferone µ: dùng điều trị 24 tuần với HBeAg dương tính, tối thiểu 12 tháng với HBeAg  âm tính.  Tác dụng đối genotype A tốt hơn genotype B ít hiệu quả với genotype C. Người Việt Nam phần lớn là genotyp B, C do vậy ít tác dụng khi dùng interferon hoặc Peg-interferon.
Đối với với HBeAg dương tính Peginterferone µ2a dùng 180mg/tuần trong 48tuần  cho thấy có 27% đảo huyết thanh và 29% đối với dùng Peginterferone µ2b.
Đối với với HBeAg  âm tính Peginterferone µ2a dùng 180mg/tuần trong 48 tuần  cho thấy  có 15% bệnh nhân có tỉ lệ ALT bình thường tại tuần 72 và HBVDNA vẫn phát hiện được tuy nhiên ở nồng độ thấp.
3. Điều trị hỗ trợ:
IV. Theo dõi và tái khám:
1. Các chỉ số theo dõi:
- ALT, HBV DNA, HbeAg, AntiHBe, aFP.
- Siêu âm bụng.
2. Tái khám:
Sau 1- 3 tháng.
 Theo BV Hưng Hà

VIÊM GAN SIÊU VI B-BỆNH LÂY QUA ĐƯỜNG TÌNH DỤC


BỆNH LÂY QUA ĐƯỜNG TÌNH DỤC – VIÊM GAN SIÊU VI B- BỆNH XƠ GAN VÀ UNG THƯ GAN

Viêm Gan là một tình trạng tế bào gan bị viêm và tế bào gan sẽ bị chết dần thay vào đó là những sợi collagen ( xơ gan) hoặc là những tế bào chuyển san tình trạng sinh sản không kiểm soát (ung thư gan) khi quá trình viêm diễn tiến lâu dài.
Các bạn đã hiểu rõ các nguyên nhân gây viêm gan?

Viên gan siêu vi B cũng lây qua đường tình dục?

Hậu quả của bệnh như thế nào?
Cách phòng ngừa bệnh như thế nào?
Bài viết này sẽ cung cấp cho các bạn những kiến thức để bạn có thể chăm sóc sức khỏe cho bạn và gia đình bạn.
Các bạn nam đều biết RƯỢU là một trong những nguyên nhân hàng đầu gây viêm gan và xơ gan ở NAM GIỚI. Vấn đề ngừa bệnh rất đơn giản là hạn chế bia rượu, nhưng cũng rất khó đối với mày râu.
Một nguyên nhân nữa mà chúng ta hay sao lãng chính là béo phì (hoặc mỡ trong máu cao). Khi một người bị béo phì sẽ dẫn đến tình trạng GAN NHIỄM MỠ. Chính tình trạng này sẽ làm cho tế bào gan bị viêm. Bạn hãy thay đổi lối sống theo hướng tăng vận động cơ thể,  tiết chế trong ăn uống  để tránh tình trạng tăng mỡ trong máu.

Bệnh viêm gan siêu vi  có 5 loại vi rút gây viêm gan đó là vi rút viêm gan A-B-C-D-E. 

Trong đó vi rút  viêm gan A và E lây qua đường ăn uống. Chúng gây ra tình trạng viêm gan cấp,  tuy nhiên một số trường hợp bệnh thầm lặng và khoảng 2 % bệnh diễn tiến nặng có thể dẫn đến tử vong.
hepatitis-c
Viêm gan B (VGB) và viêm gan C (VGC) là bệnh rất thường gặp ở Việt Nam. Hai bệnh này có thể lây qua đường máu, mẹ truyền sang con và ĐƯỜNG QUAN HỆ TÌNH DỤC. Viêm gan do virut lây qua đường tình dục là điều mà trong số các bạn rất ít người biết, khoảng 4% với VGC
Ngoài ra, viêm gan B có thể lây qua đường ăn uống khi chúng ta sống chung với người bị nhiễm. Nếu bạn là người mắc bệnh bạn có thể lây cho người thân trong gia đình bạn qua sinh hoạt hằng ngày.
Bệnh viêm gan có thể biểu hiện dưới hai bệnh cảnh lâm sàng. Viêm gan cấp tính là tình trạng tế bào gan biệt tiêu diệt đồng loạt cùng lúc, chức năng gan bị suy giảm nặng nề, biểu hiện bằng đau hạ sườn phải, vàng da niêm, suy nhược cơ thể, bán bụng… có thể dẫn đến tử vong do suy gan cấp. Tỷ lệ này chiếm 20% đối với VGB và VGC.
Viêm gan mạn tính là tình trạng diễn tiến lâu dài, bệnh thường dẫn đến biến chứng xơ gan hoặc ung thư  gan.
Ước tính có khoảng 2 tỷ người trên thế giới bị nhiễm viêm gan B và hơn 350 triệu đồng của những người bị nhiễm là bị viêm gan mạn tính (dài hạn). Gần 600.000 người chết mỗi năm do viêm gan B cấp tính hoặc mãn tính.
May mắn cho chúng ta viêm gan B hiện nay đã có thuốc chích ngừa, một phát đồ tốt là bạn sẽ chích 5 liều ở tháng 0- tháng 1- tháng thứ 6- 1 năm và 5 năm.  Sau đó chúng ta cần theo dõi kháng thể mỗi 10 năm-5 năm hay 1 năm tùy thuộc vào độ tuổi và lượng kháng thể có được sau khi tiêm ngừa.
2-23-2013 5-39-44 PM
Mỗi năm, có 3-4 triệu người bị nhiễm siêu vi viêm gan C trên toàn thế giới. Khoảng 150 triệu người mắc bệnh mạn tính và có nguy cơ phát triển xơ gan và / hoặc ung thư gan. Hơn 350 000 người chết vì bệnh gan viêm gan C liên quan đến hàng năm. Nhưng bất hạnh thay hiện tại vẫn chưa có thuốc chích ngừa cho VGC.
Đối với VGC, khoảng 75-85% người nhiễm mới phát triển thành bệnh mãn tính và 60-70% người bị nhiễm bệnh mãn tính phát triển thành bệnh viêm gan mãn tính, 5-20% phát triển xơ gan và chết 1-5% từ xơ gan hoặc ung thư gan. 25% bệnh nhân ung thư gan.
Dieu tri benh viem gan b cũng như C là điều trị lâu dài, phối hợp nhiều thuốc, tuy nhiên tỷ lệ kháng thuốc tăng dần theo thời gian điều trị.
Trong trường hợp điều trị bằng lamivudine đối với VGB, sau một năm, 20% bệnh nhân phát triển kháng thuốc, và 70% sau bốn năm điều trị.  Điều trị với adefovir, sự xuất hiện của đột biến là ít hơn 2% các trường hợp sau 2 năm và 29% sau 5 năm.
Điều cần thiết là bạn cần chích ngừa viêm gan B và xét nghiệm viêm gan C định kỳ hằng năm để phát hiện kịp thời và điều trị đúng lúc vì hiện tại không có vaccin phòng ngừa.
BS Nguyễn Thị Phương Quỳnh

Chế độ ăn cho người viêm gan B, C mãn tính


Chế độ ăn cho người viêm gan B, C mãn tính

Chế độ dinh dưỡng đóng vai trò rất quan trọng trong việc làm chậm quá trình tiến triển của viêm gan C mãn tính.

Chế độ ăn cho người viêm gan mãn tính
Gan là một cơ quan rất quan trọng của cơ thể, thực hiện nhiều chức năng khác nhau. Gan tham gia vào các quá trình giải độc, chuyển hóa, điều hòa hệ tiêu hóa và cung cấp năng lượng cho cơ thể, giữ cho cơ thể có được sức khỏe tốt nhất.
Do đó, ở những bệnh nhân bị viêm gan mãn tính, gan bị tổn thương không hồi phục, sức khỏe của người bệnh bị đe doạ nghiêm trọng. Bên cạnh việc điều trị bằng thuốc, chế độ ăn uống, dinh dưỡng và tập luyện đóng vai trò quan trọng, góp phần nâng cao hiệu quả điều trị.
Vì vậy, việc lựa chọn chế độ dinh dưỡng cho những người mắc bệnh viêm gan b mãn tính cần được quan tâm triệt để.

Ăn uống đối với người nhiễm viêm gan c mãn tính

Chế độ ăn cho người bị viêm gan cần đảm bảo cả 2 yếu tố chất và lượng. Chế độ ăn cụ thể cho tình trạng bệnh như sau:
Bệnh nhân viêm gan c mãn tính giai đoạn đầu, quá trình tiêu hóa chưa gặp trở ngại nào, nhưng về lâu dài hệ thống tiêu hóa sẽ yếu dần vì vậy dễ dẫn đến thiếu dinh dưỡng.
Bên cạnh việc ăn uống bình thường, tránh kiêng khem quá mức cần thiết, bệnh nhân cũng nên bổ sung thêm vitamin tổng hợp, axit folic, đặc biệt ở những bệnh nhân bị viêm xơ gan do rượu.
Với bệnh nhân viêm gan mãn tính có vàng da, khả năng bài tiết mật giảm vì thế sự hấp thu các chất béo trở nên khó khăn hơn, các loại sinh tố hòa tan trong mỡ như Vitamin A, D, E sẽ không hấp thụ đủ. Vì vậy, nên uống thêm một số thuốc bổ sung vitamin và khoáng chất mỗi ngày. Bệnh nhân cũng nên ăn nhiều rau quả và trái cây để có đủ chất xơ, ăn nhiều đạm nhất là đạm thực vật.
Việc cần bổ sung chất đạm trong viêm gan là rất cần thiết vì nó giúp cơ thể nhanh phục hồi và có tác dụng chống đỡ lại bệnh tật, làm tế bào gan tăng trưởng và phục hồi. Tuy nhiên, với bệnh nhân suy gan nặng cần kiêng tuyệt đối đạm động vật. Nên ăn các chất đạm có nguồn gốc từ thực vật như đậu xanh, đậu nành…
Lưu ý chung: Cần tránh tuyệt đối bia rượu, đây là kẻ thù rất nguy hiểm với gan. Nhiều nghiên cứu cho thấy, ở những người nghiện rượu bia lâu ngày dễ dẫn tới viêm gan, xơ gan, bệnh trở nên trầm trọng hơn, tuổi thọ sẽ giảm so với những người bị viêm gan mà không uống rượu.
Bệnh nhân bị viêm gan mãn tính không nên uống hay ăn những thực phẩm chứa nhiều chất sắt vì gan bị viêm mãn tính có khuynh hướng giữ chất sắt nhiều hơn mức bình thường.
Vì vậy, đưa vào cơ thể thêm nhiều chất sắt dễ làm tăng nguy cơ tổn thương các cơ quan khác như tim, tụy. Các chuyên gia cũng khuyên người bị bệnh gan nên tránh nấu ăn bằng nồi sắt vì một số phân tử sắt có thể hòa tan vào thức ăn.
Tránh béo phì vì bệnh béo phì dễ dẫn đến các bệnh tim mạch, đái tháo đường, gan nhiễm mỡ làm cho gan đã bị viêm có nguy cơ trở thành bệnh xơ gan. Vì vậy, những người viêm gan mãn tính cũng nên có chế độ tập thể dục một cách phù hợp và giảm bớt các thức ăn có chất béo và đường.
Ngoài ra, có rất nhiều loại thuốc điều trị bệnh có thể gây tổn thương các tế bào gan, nên người bị viêm gan mãn tính cần tham khảo ý kiến của bác sĩ trước khi dùng bất cứ một loại thuốc nào.
Tóm lại, những người bị viêm gan mãn tính, ở từng giai đoạn, việc lựa chọn chế độ dinh dưỡng hợp lý để cung cấp đủ năng lượng cho cơ thể và tránh xa các chất độc hại là rất cần thiết nhằm góp phần tạo nên chất lượng sống tốt hơn cũng như kéo dài tuổi thọ cho người bệnh.
 Theo afamily.vn

Viêm gan siêu vi B có lây qua những sinh hoạt thông thường?

Viêm gan siêu vi B có lây qua những sinh hoạt thông thường?



Tôi bị viêm gan siêu vi B và đang bị nhiều người trong cơ quan xa lánh. 

Họ nói đứng gần hoặc ăn uống chung với tôi sẽ bị lây. Người yêu tôi nói bệnh này còn lây qua nước bọt có đúng không, nhờ bác sĩ giải thích gấp giúp tôi?(Một bạn đọc của Báo Thanh Niên)

Bệnh viêm gan siêu vi B không lây qua những sinh hoạt thông thường như ăn uống chung, bắt tay, nói chuyện, ôm nhau, bơi chung hồ bơi... 

Bệnh chủ yếu lây lan qua đường máu do dùng những vật dụng bén nhọn như kim chích, dao cạo râu, kìm cắt móng tay, xỏ lỗ tai, châm cứu... với người bị nhiễm bệnh. Đường tình dục cũng là đường lây quan trọng, khả năng lây qua đường này của siêu vi B lớn hơn HIV rất nhiều. Khi tiếp xúc với dịch cơ thể như dịch âm đạo, nước bọt của người bị nhiễm, cũng có thể bị lây bệnh.
May mắn là hiện nay đã có thuốc chủng ngừa viêm gan siêu vi B hiệu quả. Nếu vợ, chồng hoặc người yêu của người bị nhiễm bệnh viêm gan siêu vi B được chích ngừa đầy đủ và hiệu quả thì vẫn an toàn.
- Trả lời thư Lê D. Anh, Trần Kiến Quốc (Long An, TP.HCM): Bệnh này nên đến bệnh viện da liễu tại địa phương hoặc đến Bệnh viện da liễu TP Hồ Chí Minh để điều trị kịp thời. Không nên để tình trạng bệnh kéo dài!
BS. Đinh Dạ Lý Hương
Việt Báo (Theo_Thanh_Nien)

Những câu hỏi thường gặp với Bệnh Viêm gan siêu vi C


Những câu hỏi thường gặp với Bệnh Viêm gan siêu vi C


Bệnh viêm gan siêu vi C là gì? Trước thập niên 90, người ta chỉ mới biết có bệnh Viêm gan siêu vi B và A. Sau đó, có những trường hợp


Viêm gan nhưng không tìm thấy siêu vi A hay B nên người ta gọi đó là Viêm gan không phải A khôngphải B.Từ năm 1989, một siêu vi khuẩn mới được phát hiện cũng có khả năng gây viêm gan, đó là siêu vi C. Từ đó, các xét nghiệm mới để khảo sát siêu vi C ra đời. Khi làm các xét nghiệm này cho những bệnh nhân bị viêm gan không phải A không phải B thì người ta phát hiện đa số những người này có sự hiện diện của siêu vi C.
viem gan c Những câu hỏi thường gặp với Bệnh Viêm gan siêu vi C
viem-gan-c
-   Ngoài siêu vi A, B, C, bệnh viêm gan còn có thể gây ra do các loại siêu vi khác như siêu vi D, E, G…

Viêm gan siêu vi C có giống viêm gan siêu vi B hay không?

- Không. Đây là hai loại siêu vi hoàn toàn khác nhau về cấu trúc lẫn khả năng gây bệnh nhưng cả hai loại siêu vi trên đều gây hư hại cho gan.

Có nhiều người bị bệnh này không?

-   Người ta phỏng đoán có khoảng 150 – 200 triệu người đang mang viêm gan C mãn tính trên toàn thế giới. Mỗi năm, cứ 100000 người, sẽ có từ 1-3 người mới mắc bệnh. Tỷ lệ người nhiễm siêu vi C thay đổi theo từng vùng ( trung bình 0,1- 5% ). Ở Việt Nam hiện nay, tỷ lệ này vào khoảng 2% và còn có khuynh hướng gia tăng.

Tôi bị nhiễm siêu vi C bằng cách nào?

-   Siêu vi C được lây truyền chủ yếu qua đường máu. Do vậy, vì bất cứ lý do gì mà chúng ta tiếp xúc với máu của những người bị nhiễm siêu vi C thì đều có khả năng mắc bệnh này. Khoảng 10 năm trước đây, những trường hợp nhiễm bệnh do truyền máu chiếm 10%. Hiện nay, nhờ có các phương thức để tầm soát viêm gan C ở những người cho máu, cho nên nguy cơ lây nhiễm sau truyền máu đã giảm đi đáng kể, chỉ còn vào khoảng 0,5% ở các nước phát triển. Ở nước ta hiện nay, tại các bệnh viện và các trung tâm y tế lớn, người ta đã đặc biệt chú ý đến việc tìm và loại bỏ các máu bị nhiễm siêu vi C, HIV…
-   Đường truyền bệnh khá quan trọng hiện nay là qua việc dùng chung kim và ống chích. Có khoảng 60-90% những người chích xì ke sẽ bị nhiễm siêu vi C.Ngay cả khi dùng kim và ống chích riêng, những người chích xì ke vẫn có thể bị nhiễm bệnh là do họ vẫn dùng chung các vật dụng để chuẩn bị cho mũi chích như muỗng, màng lọc…
Ở những người hít cocain mà không chích xì ke vẫn có nguy cơ bị lây nhiễm siêu vi C do việc chia xẻ các mẫu thuốc hít và do họ thường bị những vết trầy sướt hay loét ở niêm mạc mũi. Những phương cách lây truyền khác: Qua tiếp xúc tình dục: khác với siêu vi B, việc lây lan siêu vi C do tiếp xúc tình dục rất thấp nếu chúng ta giữ chế độ ” Một vợ, một chồng “.
-    Tỉ lệ lây nhiễm từ mẹ sang con thay đổi từ 0,3%, nếu mẹ bị nhiễm thêm HIV thì khả năng lây truyền siêu vi C cho con có thể lên đến 20-30% Châm cứu, xâm mình, xỏ lỗ tai, dùng chung bàn chải đánh răng, dao cạo râu…với người bị bệnh.
-    Do sử dụng các dụng cụ không đảm bảo sát trùng đầy đủ trong lúc mổ hoặc khi thực hiện các thủ thuật như nội soi, sinh thiết, chữa răng…Tuy nhiên, có khoảng 20-40% bệnh nhân bị viêm gan C mà không tìm được nguồn lây rõ ràng.

Làm thế nào để biết mình bị viêm gan siêu vi C?

-Đa số những người bị nhiễm siêu vi C không hề hay biết mình bị bệnh vì phần lớn họ không có triệu chứng gì. Nếu có, triệu chứng cũng gần tương tự như một số bệnh khác  ví dụ như mệt mỏi, chán ăn, rối loạn tiêu hóa, sụt cân hay đôi khi có đau tức vùng dưới sườn bên (P).Rất ít trường hợp bệnh nhân có triệu chứng vàng da, vàng mắt.Một điều đáng lưu ý là không có sự liên quan rõ rệt giữa triệu chứng và mức độ nặng nhẹ của bệnh.
Nói một cách khác, có những người than phiền rất nhiều triệu chứng nhưng mức độ viêm gan lại nhẹ; ngược lại có những người không cảm thấy có triệu chứng gì nhưng tình trạng viêm nhiễm ở gan lại đang tiến triển khá nhiều.
- Việc phát hiện nhiễm siêu vi C thường là tình cờ đứng trước một trường hợp có xét nghiệm men gan tăng cao hơn bình thường khi bệnh nhân đi khám sức khỏe định kỳ, chuẩn bị trước mổ…Lúc đó, để tìm nguyên nhân của bệnh gan, các bác sĩ thường cho làm xét nghiệm tầm soát siêu vi B và C. Những trừơng hợp khác thừơng được phát hiện khi bệnh nhân đi hiến máu.

Muốn biết bị nhiễm siêu vi C, cần làm các xét nghiệm gì?

-   Xét nghiệm dùng để tầm soát tình trạng nhiễm siêu vi C là anti-HCV. Đây là một loại kháng thể do cơ thể tạo ra để phản ứng lại với một vài thành phần cấu tạo của siêu vi. Khi anti-HCV dương tính thì không có nghĩa là cơ thể đã tạo được yếu tố bảo vệ chống lại bệnh này mà chỉ chứng tỏ rằng bệnh nhân đã hoặc đang bị nhiễm siêu vi C. Nói một cách khác, bệnh nhân không được ” miễn dịch “với bệnh khi có anti-HCV dương tính. C
ần lưu ý rằng trong một số trường hợp, lúc đầu anti-HCV âm tính nhưng sau 1-2 tháng thử lại thì thấy dương tính. Đó là do anti-HCV thường xuất hiện muộn sau khi bị nhiễm siêu vi C. - Muốn xác định chắc chắn sự hiện diện diện của siêu vi C, người ta có thể làm thêm xét nghiệm tìm HCV-RNA trong máu. Đây là một xét nghiệm khá đắt tiền vì vậy chỉ nên làm khi nào các bác sĩ chuyên khoa Gan thấy thật cần thiết như để quyết định điều trị hay theo dõi điều trị nhằm tránh lãng phí tiền bạc.
-   Bác sĩ có thể đề nghị làm sinh thiết gan cho bạn. Đây là phương pháp thực hiện bằng cách dùng kim nhỏ chích qua da, vào gan để lấy ra một ít tế bào gan và đem quan sát dưới kinh hiển vi. Xét nghiệm này cho phép các Bác sĩ xác định được mức độ hư hại của gan, chẩn đoán giai đoạn bệnh, quyết định và đánh giá hiệu qủa điều trị một cách chính xác nhất.

Những người nào cần tầm soát xem có nhiễm siêu vi C?

Trước tiên là những người đi hiến máu để đảm bảo các loại máu truyền cho người khác không gây nhiễm siêu vi C. Kế đến là những người đã từng được truyền máu và nhất là phải truyền máu nhiều lần như những người bị bệnh ưa chảy máu, chạy thận nhân tạo…Sau đó là những người chích xì ke. Các đối tượng này không phải xét nghiệm tìm siêu vi C mà còn phải tìm cả siêu vi B, HIV…
- Ngoài ra, trẻ sơ sinh của những bà mẹ bị nhiễm siêu vi C, những người được mổ nhiều lần,châm cứu, xâm mình, các nhân viên y tế…cũng nên được làm xét nghiệm tìm siêu vi C.

Tôi phải làm gi khi được chẩn đoán là bị nhiễm siêu vi C?

Khi bị nhiễm siêu vi C, 80-85% bệnh nhân không có khả năng loại trừ siêu vi ra khỏi cơ thể và sẽ chuyển sang tình trạng nhiễm siêu vi C mãn tính. Trong giai đoạn này, gan có thể tiếp tục bị hư hại. Để đánh giá tình trạng trên, bạn nên đến bác sĩ chuyên khoa để được làm một số xét nghiệm về gan như men SGOT ( AST ) và SGPT ( ALT). Một điều đáng lưu ý rằng trong giai đoạn viêm gan C mãn tính, mengan có thể thay đổi bất thường: lúc tăng lúc giảm về trị số bình thường, cho nên khi thấy xét nghiệm men gan bình thường không cónghĩa là bệnh đã ổn định mà cần theo dõi men gan mỗi tháng, ítnhất là 3 lần liên tiếp mới đánh giá được tình trạng hư hại của gan.

Bệnh viêm gan siêu vi C có nguy hiểm gì không?

- Một trong những đặc điểm quan trọng của nhiễm siêu vi C là đa số bệnh nhân sẽ không có khả năng tự loại trừ siêu vi ra khỏi cơ thể và họ sẽ trở thành người mang viêm gan C mãn tính.Trong số đó, 25%bệnh nhân có men gan bình thường, tình trạng tiến triển sang viêm gan mãn rất chậm và gan bị hư hại rất ít, họ được gọi là người ” lành ” mang siêu vi C. Các bệnh nhân còn lại sẽ chuyển sang viêm gan C mãn tính.

Thứ Ba, 21 tháng 5, 2013

Virut Viêm gan B lây qua đường nào?


Viêm gan B lây qua đường nào?

Bạn gái tôi vừa đi xét nghiệm có kết quả bị viêm gan B. Xin bác sĩ cho biết biểu hiện, đường lây truyền của bệnh viem gan B và cách phòng tránh?

Nông Văn Hòa (Cao Bằng)

Ảnh: minh họa - Internet
Virus viêm gan B là một loại virut hướng gan, gây ra bệnh viêm gan. Sau khi nhiễm virus viêm gan B phần lớn người bệnh không có biểu hiện của bệnh, chỉ có một số ít người có biểu hiện viêm gan virut viêm gan B cấp tính như: mệt mỏi, chán ăn, sợ mùi thức ăn đặc biệt là thức ăn có nhiều chất béo và nhiều chất đạm (trứng, thịt, cá), đau mỏi toàn thân, nước tiểu sẫm màu... Nếu không được theo dõi và điều trị đúng những người bị nhiễm virus viêm gan B sẽ chuyển thành viêm gan B mãn tính, có thể dẫn tới xơ gan, ung thư gan…

Bệnh viêm gan B lây chủ yếu bằng những đường sau:

Lây qua đường máu và các sản phẩm từ máu bị nhiễm virus: người bị lây nhiễm viêm gan virus B qua đường máu có thể xảy ra trong những trường hợp như truyền máu, các chế phẩm qua máu, phẫu thuật, tiêm chích ma tuý...
Ngoài ra trong một số trường hợp mà đôi khi ta không để ý cũng dễ dàng lây truyền viêm gan virus B như dùng chung đồ với người bệnh như dao cạo râu, bàn chải đánh răng, lây qua vết trầy sướt; xăm mắt, xăm môi, xăm người, xỏ lỗ tai với các vật dụng không được khử trùng đảm bảo,...
Lây truyền từ mẹ sang con: Khi phụ nữ mang thai bị nhiễm virus viem gan B có thể truyền sang bào thai. Trong giai đoạn 3 tháng đầu của thai kỳ thì tỷ lệ lây nhiễm từ mẹ sang con là 1%, nếu mẹ bị bệnh ở 3 tháng giữa của thai kỳ thì tỷ lệ lây nhiễm sang con là 10% và sẽ tăng cao tỷ lệ lây nhiễm sang con tới 60-70% nếu mẹ bị mắc bệnh ở 3 tháng cuối của thai kỳ. Nguy cơ truyền bệnh cho thai nhi có thể lên tới 90% nếu không có biện pháp bảo vệ ngay sau khi sinh.
Lây truyền qua đường tình dục: Bệnh viêm gan B có thể lây qua hoạt động tình dục cùng giới hoặc khác giới.

Để phòng bệnh viêm gan B cần chú ý

Tiêm phòng viêm gan B đối người chưa có miễn dịch với virut viêm gan B. Nếu mẹ bị viêm gan siêu vi B thì trẻ sơ sinh được tiêm huyết thanh đặc hiệu chống siêu vi B ngay trong phòng sinh. Đối với những người viêm gan B mạn tính mà chưa có chỉ định điều trị cần theo dõi thường xuyên, cứ 3-6 tháng một lần đến cơ sở y tế xét nghiệm và siêu âm gan. Không dùng chung các vật dụng như: dao cạo râu và bàn chải đánh răng,... với người có nhiễm virut viêm gan B.
Không thực hiện xăm mắt, môi,... tại những cơ sở không đảm bảo an toàn. Trước khi kết hôn cần đi xét nghiệm nếu vợ hoặc chồng có nhiễm virus viêm gan B mà người kia chưa có miễn dịch cần tiêm phòng trước khi kết hôn.
Theo Bác sĩ Thu Lan
Sức khỏe & Đời sống

Triệu chứng viêm gan siêu vi B


Viêm gan siêu vi B

Bệnh viêm gan siêu vi B do virus viêm gan B (HBV = Hepatitis B virus) gây ra. Sau khi nhiễm, siêu vi theo đường máu đến gan nhưng HBV tự nó không gây tổn thương gan trực tiếp, mà do hoạt động của hệ miễn dịch chống lại HBV trong tế bào gan.
 Triệu chứng nhận biết bệnh viêm gan siêu vi B
Viêm gan B bao gồm phần lõi ở trung tâm và lớp vỏ bao phủ bên ngoài. Lớp vỏ chứa một protein mang tên kháng nguyên bề mặt viêm gan B (HBsAg = hepatitis B surface antigen). Phần lõi chứa HbcAg (hepatitis B core antigen), HBeAg (hepatitis B e antigen), HBV DNA và DNA polymerase.
Nhiễm siêu vi B mạn tính là nguyên nhân thường nhất đưa đến tử vong do xơ gan hoặc ung thư gan.
Hiện nay trên toàn thế giới, có 350 triệu người  bị viêm gan mạn tính. Người Á Châu có tỷ lệ bị nhiễm siêu vi gan B cao nhất trong số tất cả các nhóm chủng tộc.
Việt Nam thuộc nhóm nước có tỷ lệ nhiễm virus viêm gan B rất cao, khoảng 15% dân số, tức khoảng 10-12 triệu người đang mang mầm bệnh.

Triệu chứng viêm gan siêu vi B

Chỉ khoảng 30 – 50% người lớn có triệu chứng, ở trẻ nhỏ tỷ lệ này còn ít hơn

Viêm gan cấp

Sốt là triệu chứng đầu tiên của bệnh. Sốt thường nhẹ, ít khi sốt cao, giống cảm cúm.
Mệt mỏi là triệu chứng rõ rệt hơn.
  •  Vàng da sẽ xuất hiện vài ngày sau khi sốt, mệt, kèm vàng mắt, nước tiểu sẫm màu.
  •  Ngoài ra, có thêm một số triệu chứng khác như chán ăn, đầy bụng, nôn ói, đau bụng vùng trên rốn, đau khớp v.v…
  •  Đợt cấp chỉ kéo dài khoảng 2-3 tuần. Sau đó, nếu không có biến chứng, các triệu chứng bớt dần, người bệnh hồi phục hoàn toàn.

Viêm gan tối cấp

Hiếm khi viêm gan B cấp diễn tiến thành suy gan cấp, các triệu chứng xuất hiện đột ngột hơn, nặng hơn và tử vong > 80% do
  •  Hôn mê gan
  •  Xuất huyết: người bệnh nôn ói ra máu, tiêu ra máu, tiểu ra máu, các vết hoặc các đám đỏ bầm dưới da, chảy máu chỗ chích thuốc.

Viêm gan B mãn tính

Giai đoạn nhiễm viêm gan b mãn tính kéo dài nhiều năm, có thể không có triệu chứng, cuối cùng dẫn tới những hậu quả nghiêm trọng như xơ gan, ung thư gan…Hoặc chỉ có các triệu chứng âm ỉ nhưng kéo dài.
Viêm gan mạn có thể xuất hiện dưới 2 thể bệnh:
  • Thế tiềm ẩn (thể dai dẳng)  thường chỉ có những triệu chứng không rõ rệt như mệt mỏi, ăn uống chậm tiêu, táo bón…
  • Thể hoạt động (thể tấn công) thì các triệu chứng rõ rệt hơn: người bệnh suy nhược, rất yếu, chán ăn, no hơi, đầy bụng… thường bị dị ứng, nổi mề đay, ngứa, và thỉnh thoảng lại có đợt sốt tự nhiên.

Nên làm gì khi bị nhiễm bệnh viêm gan siêu vi B ?


Nên làm gì khi bị nhiễm bệnh viêm gan siêu vi B


  Khi phát hiện mình bị nhiễm bệnh siêu vi viêm gan B, trước tiên là bạn nên đến gặp bác sĩ chuyên khoa để được tư vấn kỹ về quá trình theo dõi và điều trị. Ngoài ra thay đổi lối sống cũng có thể một phần gíup bạn kiễm soát được viêm gan B vì một lối sống lành mạnh cũng giúp bảo vệ gan của bạn và ngăn ngừa sự tiến triễn đến xơ gan:

            Ăn uống hợp lý:  Chế độ ăn tốt nhất chỉ chứa vừa đủ chất dinh dưỡng và năng lượng thiết yếu tuy nhiên cũng không nên kiêng khem quá mức mà là cần cân đối, đa dạng đủ chất đạm, hạn chế chất béo, giảm muối, uống nhiều nước.
            Uống rượu khi đang bị viêm gan B có làm bệnh nặng hơn, càng uống rượu bạn càng đặt mình vào tình trạng nguy hiểm gây tổn thương gan  có thễ dẫn đến xơ gan kể cả ung thư gan
            Vận động để khỏe mạnh: Tập thể dục tuy không thải trừ được siêu vi ra ngoài nhưng có tác dụng gíup bạn giữ cơ thể khỏe mạnh. Bạn có thể đi bộ, tập bơi, yoga hoặc thái cực huyền. Tuy nhiên cần nhớ là không nên tập luyện quá sức vì có thể làm cho hệ miễn dịch của bạn yếu đi
            Bỏ hút thuốc lá : vì gan chịu trách nhiệm phân hủy các hoá chất độc hại và những chất nay gồm có các chất độc trong khói thuốc . Để giữ cho gan khoẻ mạnh và cải thiện tình trạng sức khoẻ  chung cho cơ thể bạn nên bỏ hút thuốc lá.
            Thận trọng khi điều trị với các thuốc và các loại thảo mộc vì một số trong các chất này được chuyển hoá tại gan, nếu sử dụng sẽ làm tăng gánh nặng cho gan của khi còn phải đối phó với nhiễm siêu vi viêm gan B. Cần lưu ý các thuốc kháng viêm không chứa steroid, acetaminophen và các thuốc từ thảo mộc có thể gây độc cho gan vì vậy khi cần sử dụng phải hỏi ý kiến của thầy thuốc.

Nên làm thế nào để tránh lây nhiễm viêm gan siêu vi b cho người khác

Khi được phát hiện bị nhiễm siêu vi viêm gan B nguy cơ lây nhiễm cho những người chung quanh nhất là  người thân cũng là mối quan tâm cần thiết. Trước hết những người thân như cha mẹ, anh em ruột, vợ chồng, con cái cần được xét nghiệm để tầm soát có bị nhiễm siêu vi viêm gan B chưa.
 Phụ nữ mang thai có nhiễm bệnh siêu vi viêm gan B với HBe dương tính có nguy cơ lây nhiễm cho trẽ khi sinh là 90% vì vậy cần phải được xét nghiệm HBsAg khi có thai và nếu bà mẹ bị nhiễm cần được đến Bác sĩ chuyên khoa tư vấn điều trị phòng ngừa lây nhiễm và chích ngừa cho trẻ sơ sinh tropng vòng 24 giờ đầu dau sinh.
  Nếu chưa bị nhiễm tốt nhất nên được chủng ngừa vaccin. Người mang mầm bệnh cần có biện pháp đề phòng như không dùng chung các vật dụng cá nhân có nguy cơ lây nhiễm như: bàn chải đánh răng, dao cạo râu, dụng cụ cắt móng tay…; tránh làm vây máu khi bi vết thương, hay lau sạch máu bằng thuốc sát trùng. Nên sử dụng biện pháp bảo vệ khi quan hệ tình dục.
Khi biết mình bị nhiễm bệnh viêm gan siêu vi B có thể bạn sẽ mang tâm trạng lo lắng nhiều, thường bị áp lực về tâm lý, tốt nhất nên gặp và trao đổi với bác sĩ chuyên khoa để được hướng dẫn  chọn lựa  cách điều trị nào tốt nhất để bảo vệ gan của bạn.

NHỮNG ĐIỀU CẦN BIẾT KHI BỊ NHIỄM BỆNH VIÊM GAN SIÊU VI VIÊM GAN B

NHỮNG ĐIỀU CẦN BIẾT KHI BỊ NHIỄM BỆNH VIÊM GAN SIÊU VI B


  Hiện nay Viêm gan do siêu vi B là mối quan tâm sức khỏe toàn cầu khá quan trọng và còn là một trong các bệnh nhiễm siêu vi thường gặp nhất. Trên toàn thế giới có khoảng 2 tỉ người nhiễm siêu vi và hơn 350 triệu người bị nhiễm siêu vi viêm gan B mạn tính. Viêm gan B khá phổ biến ở các nước đang phát triển như Châu Phi, hầu hết Châu Á và Vùng Thái Bình Dương, Việt nam nằm trong vùng có tỉ lệ lây nhiễm cao. Mặc dù nhiều người bị nhiễm siêu vi viêm gan B mạn có thể sống lâu và khoẻ mạnh,  nhưng có 10-40% người sẽ bị viêm gan B tiến triển thành xơ gan và ung thư gan nếu không được điều trị sớm.


Viêm gan Siêu vi B lây nhiễm bằng đường nào?

Siêu vi viêm gan B lưu hành trong máu có thể lây nhiễm qua các đường sau:
1.      Mẹ lây truyền cho con khi trong quá trình chuyển dạ, đây là đường lây truyền quan trọng nhất
2.      Đường tình dục: Siêu vi viêm gan B có thể lây qua hoạt động tình dục đồng giới hoạc khác giới
3.      Đường máu: Siêu vi viêm gan B lây nhiễm khi truyền máu hoặc chế phẫm của máu có nhiễm siêu vi; khi tiếp xúc với dịch tiết của bệnh nhân  viêm gan B; dùng kim tiêm có nhiễm siêu vi ; xăm mình châm cứu, xỏ lỗ tai với dụng cụ không được khử trùng đúng các

Điều gì sẽ xảy ra với khi nhiễm bệnh viêm gan siêu vi B?

Khi bạn mới bị nhiễm, siêu vi viêm gan  B từ máu đi vào gan và tại đây nó xâm nhập vào các tế bào gan. Siêu vi sẽ sinh sôi nẩy nở trong các tế bào gan bị nhiễm và phóng thích các siêu vi mới ra ngoài để tiếp tục gây nhiễm cho các  tế bào gan khác. Bản thân siêu vi không trực tiếp làm tổn thương tế bào gan mà do hệ thống miễn dịch của cơ thể nhận diện các tế bào gan đã bị nhiễm và tấn công phá huỷ các tế bào này gây tổn thương gan. Khi tiến trình này tiếp diễn trong thời gian dài trong nhiều năm, mô gan bị tổn thương sẽ thành những mô sẹo có thể dẫn đến xơ gan  và suy gan, hơn nữa có một tỉ lệ diễn tíến ung thư gan.
            Tuy nhiên không phải người nào bị nhiễm siêu vi viêm gan B cũng sẽ bị nhiễm siêu vi hoạt động suốt đời . Một số người có khả năng lọai sạch siêu vi trước khi chuyển thành viêm gan B mạn tính, tình huống này xảy ra trong 6 tháng đầu tiên của nhiễm trùng đôi khi gây ra triệu chứng viêm gan  nặng  như vàng da, sốt, mệt mõi… được gọi là viêm gan cấp, cũng có một số người không có triêu chứng trong giai đọan này. Trên 90% người lớn có hệ miễn dịch lành mạnh, khỏe sẽ phục hồi sau đợt nhiễm siêu vi cấp tính chỉ có 10% chuyển thành người mang siêu vi mạn tính. Tuy nhiên nếu bạn nếu bị lây nhiễm từ mẹ lúc sinh thì 90% khả năng sẽ trở thành người mang bệnh mạn tính.
Viêm gan siêu vi B Cấp : có biểu hiện giống như cảm cúm, thỉnh thoảng có cảm giác buồn nôn, ói mữa, sụt cân, ăn kém ngon, ngứa khắp người. Có thể nặng hơn với triệu chứng sốt, vàng da, vàng mắt, đau bụng, đau khớp, đau cơ, nước tiểu có màu vàng sậm…
            Viêm gan siêu vi B mãn tínhGiai đoạn này kéo dài nhiều năm, hầu như không có triêu chứng, người bệnh luôn cảm thấy sức khoẻ bình thường hoặc đôi khi có mệt mõi, chán ăn thoáng qua nhưng cuối cùng dẫn tới những hậu quả nghiêm trọng như bệnh xơ gan, và các biến chứng như có nước trong ổ bụng, chảy máu đường tiêu hoá, ung thư. Một khi bệnh đã diễn tiến xơ gan thường khó hồi phục mặc dù tình trạng viêm gan được cải thiện. Vì vậy cần điều trị bệnh sớm nhằm ngăn ngừa họăc làm chậm quá trình xơ gan
            Người lành mang mầm bệnh: khi cơ thể nhiễm siêu vi viêm gan B nhưng không có dấu hiệu viêm gan. Siêu vi có thể “chung sống hòa bình” với bạn suốt cuộc đời, tuy nhiên cũng có một lúc nào đó trở thành thủ phạm gây bệnh cho chính bạn và lây truyền cho người khác. Vì vậy bạn cần cảnh giác bằng cách đến gặp bác sĩ mỗi 3-6 tháng tùy trường hợp để được kiễm tra
               Gan bình thường                                           Xơ gan                                     Xơ gan ung thư hóa


Thứ Năm, 16 tháng 5, 2013

500.000 bệnh nhân viêm gan C mãn tính không đáp ứng với điều trị


500.000 bệnh nhân viêm gan C mãn tính không đáp ứng với điều trị

Đây là thông tin được GS-BS Phạm Hoàng Phiệt – Chủ tịch Hội Gan Mật TPHCM đưa ra tại hội thảo “Tiến bộ mới trong dieu tri viem gan c” do Hội Gan Mật tổ chức vào ngày 2.8.
Ảnh minh họa
Tại VN, tỉ lệ nhiễm viêm gan C là 5% (tương đương 4,5 triệu người). Trong vòng 10 năm qua, số lượng bệnh nhân bị xơ gan mất bù do bệnh viêm gan siêu vi C tăng hơn 4 lần, năm 2011 có khoảng 500.000 bệnh nhân viêm gan C mãn tính được tiên đoán là người không đáp ứng với điều trị. Biến chứng xơ gan và ung thư gan dễ xảy ra trên bệnh nhân bị bệnh gan tiến triển. Theo GS-TS-BS Rajender Reddy - Giám đốc Trung tâm bệnh học gan Trường ĐH Pennsylvania, Mỹ, với tiến bộ mới được triển khai gần đây cho thấy, bệnh nhân viem gan C man tinh type 1 bị thất bại trong lần điều trị trước đó hoặc khó điều trị có tỉ lệ đáp ứng siêu vi lâu dài lên hơn 70% (so với trước đây chỉ được 42%).    
Theo : Laodong.com.vn
Võ Tuấn